Một trong những xu hướng lớn nhất trong sản phẩm nón bảo hộ hiện nay không liên quan gì đến các mối nguy hiểm, mà là về việc màu sắc của nón thể hiện gì về người sử dụng.
Bị vật rơi trúng đầu là một trong những tai nạn nguy hiểm nhất tại nơi làm việc. Theo báo cáo của Hội Đồng An Toàn Quốc Gia của Mỹ, trong năm 2013 đã có hơn 69,000 vụ tai nạn chấn thương đầu xảy ra ở các doanh nghiệp tư nhân.
Chữa trị các chấn thương phần đầu rất tốn kém và sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của công ty. Chi phí chữa trị trung bình cho các ca chấn thương đầu hoặc cơ quan thần kinh là 78,183 đô Mỹ.
Lựa chọn các thiết bị bảo hộ lao động thích hợp cho đầu và mặt rất quan trọng. Với sự tăng đột biến của các ca chấn thương đầu trong vài năm gần đây, các nhà sản xuất các thiết bị bảo hộ lao động đang nỗ lực tạo ra những giải pháp sáng tạo, nâng cao công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm tối ưu hơn. Có một loạt các sản phẩm bảo hộ đầu đa dạng về mẫu mã dành cho người mua lựa chọn. Các nhà sản xuất Mũ bảo hộ đã bắt đầu củng cố và chú ý nhiều hơn đến cấu tạo cơ học cũng như tính năng của các chi tiết trên sản phẩm. Điều này đã tạo ra những xu hướng mới.
Một xu hướng mới đó là thiết bị bảo hộ tích hợp. Hiện nay, nón bảo hộ bắt đầu được sản xuất kèm theo các chức năng khác như bảo vệ mắt và tai. Sự đổi mới này nhằm đảm bảo người lao động sẽ được bảo vệ tối đa khỏi các mối nguy cơ như bị vật rơi trúng đầu, tia lửa bắn, hóa chất hoặc các tiếng ồn lớn.
Và một trong những sáng kiến thú vị nhất chính là thanh đo chỉ số UV trên chóp nón bảo hộ. Thanh này thay đổi màu khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá nhiều. Sự thay đổi màu sắc sẽ giúp người lao động biết được là nón không còn thích hợp, không còn khả năng đàn hồi để chịu được tác động và cần phải thay nón mới.
Những sáng kiến mới cho việc dùng nón bảo hộ
Không chỉ những nhà máy thép mới sử dụng hệ thống màu nón bảo hộ để phân biệt lực lượng lao động của họ. Một nhà máy chế biến thịt gà cũng sử dụng nón bảo hộ khác màu để phân biệt vai trò của một công nhân và trình độ tay nghề của họ. Ví dụ, trên mũ của một số công nhân có dấu hiệu, cho biết họ được đào tạo đặc biệt như đào tạo sơ cứu hoặc khả năng vận hành xe nâng.
Việc sử dụng mã màu tại nơi làm việc có thể tạo sự đồng nhất và cho các công nhân cảm giác an toàn. Trong trường hợp khẩn cấp, màu sắc của thiết bị bảo hộ có thể giúp xác định nhanh chóng vai trò và kỹ năng của một công nhân, giúp cho phản ứng với các trường hợp khẩn cấp nhanh hơn và hiệu quả hơn. Nếu nhà máy hoặc cơ sở của bạn có nhiều công nhân với vai trò và kỹ thuật khác nhau, hãy thử suy nghĩ về việc sử dụng màu sắc để giúp công nhân và môi trường làm việc của họ an toàn hơn.
Bảo vệ đầu không chỉ bao gồm nón bảo hộ. Ngoài ra còn có những phụ kiện mới giúp ngăn ngừa chấn thương.
Miếng lót nón bảo hộ đang trở nên ngày càng phổ biến. Các công nhân thích chúng bởi các chức năng như điều chỉnh nhiệt độ cơ thể: giữ mát vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông.
Ngoài ra còn có các miếng lót chống cung lửa điện và chống cháy. Các miếng này có thể được lót trong lồng nón hoặc có những loại sử dụng như tấm choàng sau gáy.
Trước đây, loại nón trùm kín đầu và mặt thường chỉ được sử dụng trong môi trường lạnh khắc nghiệt. Tuy nhiên ngày nay, với sự phát triển tiên tiến của công nghệ, các tính năng được tích hợp trong loại nón này có chức năng nhiều hơn là chỉ chống lạnh. Ví dụ: hiện nay trên thị trường có một loại nón trùm có khả năng chống cung lửa điện và chống cháy, và rất thoải mái khi sử dụng. Một số loại nón trùm còn vừa có khả năng chống cháy, vừa có chức năng hút ẩm, giúp công nhân luôn khô thoáng khi làm việc.
Một trong những xu hướng lớn nhất trong sản phẩm mũ bảo hộ hiện nay không liên quan gì đến các mối nguy hiểm, mà là về việc màu sắc của nón thể hiện gì về người sử dụng.
Có nhiều công ty dùng màu nón bảo hộ như một cách để phân biệt chức vụ của người sử dụng. Ví dụ: một nhà máy thép dùng 3 màu nón: cam, vàng và trắng. Ở hai bên và đằng sau nón có một sọc màu, dùng để nhận biết công việc của người đội nón. Bằng cách này, người ta có thể dễ dàng xác định vai trò của một người trong nhà máy mà không cần phải hỏi. Nếu họ cần một thợ xay, thợ điện, người điều khiển thiết bị, hoặc thợ kỹ thuật thì chỉ cần tìm người nào đó có sọc màu thích hợp trên nón.
An toàn là mục tiêu cuối cùng cho người lao động
Mục tiêu cuối cùng là tạo sự an toàn tại môi trường làm việc. Tỉ lệ các ca chấn thương sọ não lên đến 22% tổng số các vụ tai nạn nghề nghiệp. Đây rõ ràng là một vấn đề cần được giải quyết. Ngoài việc phát triển sản phẩm mới, nảy ra những sáng kiến như việc mã hóa màu sắc các thiết bị bảo hộ, hoặc đào tạo kỹ năng an toàn lao động, chúng ta cần tiếp tục tìm ra những cách khác để giảm thiểu các vụ tai nạn chấn thương sọ não tại nơi làm việc. Những xu hướng công nghiệp mới này đang là một bước đi đúng hướng.
Cách bảo quản mũ bảo hộ tốt nhất
Nón bảo hộ có thể giúp người lao động tránh khỏi các vụ tai nạn chấn thương hoặc tử vong. Do đó việc bảo quản nón đúng cách la rất quan trọng. Sau đây là một vài điều cần chú ý:
- Kiểm tra nón thường xuyên và thay thế phụ kiện khi cần thiết.
- Luôn luôn thay mũ bảo hộ mới sau khi nón cũ đã bị va đập.
- Không sơn lên nón. Nước sơn có thể che khuất vết móp hoặc ăn mòn vỏ nón.
- Kiểm tra độ giòn của nón trước mỗi lần sử dụng. Thử bẻ cong vành nón hoặc bóp nón và rồi thả ra. Nghe thử xem có tiếng nứt gãy và kiểm tra xem có vết rạn nứt nào không. Mũ bảo hộ chất lượng nên vừa đủ cứng nhưng vẫn có độ dẻo.
Đừng cảm tính. Nhiều công nhân trở nên gắn bó với chiếc nón của họ, liên tưởng chúng với nhiệm kỳ của mình. Nhưng mũ bảo hộ sẽ không bền mãi được. Tối đa, mỗi nón bảo hộ chỉ nên sử dụng trong vòng 5 năm.